I. KHU NHÀ CHÚA ĐẢO
Tổng diện tích 18.600m2 trong đó nhà chính và phụ 1.250m2, sân vườn 17.000m2.
Đây là nơi ở và làm việc của 53 tên chúa Đảo trải qua 113 năm (1862-1975)
Từ sau ngày giải phóng đến nay, nhà chúa Đảo được dùng làm nơi trưng bày lưu niệm về khu di tích Côn Đảo.
Dinh thự chúa đảo
II. CẦU MA THIÊN LÃNH
Dưới chân núi Chúa, con đườngtừ thị trấn chạy tới đó chia làm 3 nhánh:
- Nhánh thứ nhất chạy từ Nghĩa Trang Hàng Dương.
- Nhánh thứ nhì chạy qua khu Sở Tiêu.
- Nhánh thứ 3 (ở giữa 2 nhánh kia) chạy thẳng lên đèo Ông Đụng qua rặng núi tới bãi Ông Câu bên bờ tây của Đảo.
Từ năm 1930-1945 thực dân Pháp mở nhánh này đến sở Ông Câu để tiện kiểm soát tù vượt ngục.
Khi mở đường bọn chúa ngục bắt tù nhân khiêng đá xây trên đèo Ông Đụng một cây cầu. Do địa thế núi cheo leo, hiểm trở, lao dịch nặng nhọc quá sức, người tù bị chết hại đến 356 người (theo người tù nhẩm tính) mà cầu chỉ mới xây được 2 mố cầu, mỗi mố cao khoảng 8m.
Cách mạng tháng 8 năm 1945 thành công, công trình này bỏ dở dang.
Cầu ma thiên lãnh
Tên MA THIÊN LÃNH do tù nhân lấy tên ngọn núi Ma Thiên Lãnh ở Triều Tiên, địa thế hiểm ác khó lên xuống, phỏng theo truyện tàu “Tiết Nhân Qúi Chinh Đông” đặt tên cho cầu này.
III. CẦU TÀU LỊCH SỬ 914
Cầu tàu nằm tại trung tâm bãi biển chính của thị trấn Côn Đảo (phía trước nhà Chúa Đảo).
Cầu tàu được khởi sự xây dựng từ năm 1873. Đây cũng là nơi chứng kiến nỗi cực nhục đầu tiên của những người bị đưa ra Đảo tù đày, nhiều người chỉ qua cầu một lần rồi vĩnh viễn yên nghĩ tại Côn Đảo. Nhưng cầu tàu cũng là chứng kiến những giờ phút vinh quang xúc động mỗi dịp Đảo được giải phóng.
Cầu tàu lịch sử 914
Con số 914 được đặt tên cho cầu là do người tù nhẩm tính số người tù ngã xuống vì lao dịch, tai nạn trong quá trình khổ sai xây cầu.
Có nhiều tài liệu nêu danh cầu tàu có số khác nhau: 871, 917, 917 nhưng được nhiều người biết phổ biến nhất với danh số 914.
IV. CÔNG QUÁN
Phía trong của cầu tàu, bên trái (cách bờ biển khoảng 20m) có một nhà CÔNG QUÁN được xây dựng cùng thời điểm với Cầu Tàu, trên tường có tấm biển ghi bằng chữ Pháp: “Dans cette maison, vécut le grand compositeur Camille Saint-Saeens du 20 mars au 19 Avril 1895. II acheva 1/opéra BRUNEHILDA”.
Công Quán (Ảnh: Quang Bảo)
Có nghĩa là: Tại ngôi nhà này, nhà soạn nhạc vĩ đại Camille Saint-Saeens đã từng sống từ ngày 20-3 đến 19-4-1895. Tại đây ông đã hoàn thành vở nhạc kịch BRUNEHILDA.
Đó là dấu tích của một nhà soạn nhạc lớn của nước Pháp có chân trong viện Hàn Lâm ở Pa-Ri đã đến thăm Côn Đảo.
V. NGHĨA TRANG HÀNG DƯƠNG
Có diện tích khoảng 20 ha, là nơi yên nghĩ của hàng vạn chiến sĩ cách mạng và đồng bào yêu nước Việt Nam qua nhiều thế hện bị tù đày kéo dài 113 năm đã lần lượt hy sinh dưới ách tàn bạo của thực dân và đế quốc.
Sân hành lễ Nghĩa Trang Hàng Dương
Nghĩa Trang Hàng Dương Côn Đảo là một di tích căn thù, có giá trị tố cáo chế độ htực dân, đế quốc đồng thời giáo dục truyền thống cho các thế hệ. Do đó Nghĩa Trang Hàng Dương Côn Đảo khác hẳn với các nghĩa trang liệt sĩ trong nước ta, không phô trương khác với thực tế lịch sử mà hài hoà với cảnh trí thiên nhiên, gây ấn tượng tưởng niệm sâu lắng.
Một nắm đất ở Nghĩa Trang Hàng Dương Côn Đảo là một dấu tích của bao sự kiện đấu tranh cách mạng đối với liệt sĩ, mỗi thời kỳ đấu tranh.
“Núi Côn Lôn được pha bằng máu
Đất Côn Lôn năm, sáu lớp sương người
Mỗi bước chân che lấp một cuộc đời
Mỗi tảng đá là một trời đau khổ”
“Nghĩa Trang Hàng Dương vùi chôn bao số phận
Hết lớp này, lớp khác lên trên
Mặt phẳng lì không mô đất nhôn lên
Không bia mộ, không tên và không tuổi”
NGHĨA TRANG HÀNG DƯƠNG CÔN ĐẢO được khởi công xây dựng và tôn tạo ngày 19/12/1992 chia làm 4 khu:
KHU A: Gồm 688 ngôi mộ (có 7 mộ tập thể) trong đó 86 mộ có tên và 602 mộ khuyết danh. Đa số các phần mộ từ năm 1945 về trước. Nơi đây có ngôi mộ liệt sĩ cách mạng Lê Hồng Phong và nhà yêu nước NGUYỄN AN NINH.
KHU B: Gồm 695 ngôi mộ (có 17 mộ tập thể) trong đó 275 mộ có tên và 420 mộ khuyết danh. Đa số các phần mộ từ năm 1945 đến 1960. Nơi đây có mộ của nữ anh hùng Võ Thị Sáu và anh hùng CAO VĂN NGỌC.
KHU C: Gồm 372 ngôi mộ (có 1 mộ tập thể) trong đó 329 mộ có tên và 43 mộ khuyết danh. Đa số các phần mộ từ 1960 đến 1975. Nơi đây có ngôi mộ của anh hùng LÊ VĂN VIỆT.
KHU D: Gồm 148 ngôi mộ, trong đó 11 mộ có tên và 137 mộ khuyết danh. Đặc biệt Khu D là khu mộ qui tập những nấm mộ từ Hòn Cau và Hàng Keo về.
(Số liệu trên được tính đến năm 2004)
Tác giả: Admin
Ý kiến bạn đọc
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn