Trang thông tin tư vấn Du lịch Côn Đảo - Khách sạn Côn Đảo - Tour Côn ĐảoDu lịch Côn Đảo
Cứu ốc vú nàng và trai tiến vua
Thứ ba - 13/10/2009 05:45
Ốc vú nàng
Nhóm các nhà khoa học của Viện sinh học nhiệt đới TP HCM đang nghiên cứu thức ăn, môi trường sống, sinh sản trong môi trường nhân tạo... của ốc vú nàng và trai tai tượng tại Côn Đảo để đưa ra những giải pháp bảo tồn, phát triển hai loại nhuyễn thể quý này.
Trai tai tượng, tên khoa học là quamosa, là loài được đưa vào danh mục cần bảo vệ của Liên minh quốc tế bảo tồn thiên nhiên. Còn ốc vú nàng có tên khoa học là cellana testudinaria là loại ốc quý hiếm và đang có nguy cơ tuyệt chủng.
Thực phẩm tiến vua
Ốc vú nàng từ xa xưa đã được xem là loài ốc quý. Thịt ốc ăn có vị
ngọt, không dai mà rất giòn, không quá béo và có một mùi thơm rất đặc
trưng.
Ốc vú nàng sống ở vùng biển Côn Đảo, biển miền trung như cù lao Chàm
(Quảng Nam), cù lao Ré (Quảng Ngãi), đảo Lao Câu và đảo Phú Quý (Bình
Thuận). Tại Côn Đảo, khu vực đầm Tre là nơi tập trung nhiều ốc vú nàng
nhất.
Ốc vú nàng chỉ xuất hiện ở những nơi nước sạch, ốc bám vào các ghềnh
đá. Cách kiếm ăn cũng khá lạ, chúng bào lớp tảo bám trên đá làm thức
ăn.
Trai tai tượng.
Ốc vú nàng bám trên bề mặt đá để kiếm ăn.
Trong khi đó, vỏ trai tai tượng có màu sắc bắt mắt. Chính vì vẻ đẹp lạ
kỳ mà trai tai tượng bị người dân đua nhau khai thác làm hàng mỹ nghệ.
Trai tai tượng tại Côn Đảo sống tập trung tại các rãnh rạn san hô ở độ
sâu 15m, vài năm gần đây chỉ còn khoảng 34 cá thể.
Tiến sĩ Bùi Văn Lai, Viện sinh học nhiệt đới TP.HCM, cho biết thịt ốc
vú nàng và trai tai tượng chứa đầy đủ các acid amin có giá trị sinh học
cao chống được mỡ hóa gan, giàu nguyên tố vi lượng, hàm lượng DHA rất
cao. Ngoài ra còn có thành phần axit béo không no chiếm tỷ lệ cao. Vì
thế mà ốc vú nàng, trai tai tượng xưa kia chỉ dành riêng cho vua chúa.
Tiến tới nuôi nhân tạo
Tiến sĩ Lai đánh giá, hiện quần thể ốc vú nàng ở Côn Đảo đang duy
trì ở mức cân bằng âm, nếu có sự tác động quá mức của nhân tố nào đó mà
không có sự bảo vệ, quản lý khai thác hợp lý thì ốc vú nàng sẽ có nguy
cơ tuyệt diệt.
Vì vậy, các nhà khoa học của Viện sinh học nhiệt đới thành phố đã đưa
ra giải pháp bảo tồn tại vị. Đây là cách bảo tồn ốc ngay tại những nơi
tập trung, có mật độ cao.
Ngoài ra là bảo tồn bán di dời, tức là đưa ốc về những khu vực có điều
kiện sống tốt, an toàn hơn. Tuy nhiên, nhóm nghiên cứu đã hướng đến
việc nuôi ốc vú nàng thương phẩm bằng cách tạo thức ăn nhân tạo cho
chúng và cho sinh sản trong môi trường nhân tạo.
Hiện ốc vú nàng nuôi nhân tạo phát triển khá tốt. Dự kiến, chỉ sau hai
năm một quần thể ốc vú nàng hoàn chỉnh sẽ được thiết lập với số lượng
hàng ngàn cá thể.
Với trai tai tượng, do
quần thể còn quá ít, nên các nhà khoa học chưa nghiên cứu để trai có
thể sản sinh trong môi trường nhân tạo.
Theo tiến sĩ Trương
Thành Công, Giám đốc Sở Khoa học - Công nghệ tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu:
“Mặc dù chưa thể cho ốc vú nàng và trai tai tượng sinh sản nhân tạo như
mong muốn nhưng các nhà khoa học đã đưa ra những biện pháp bảo vệ để từ
đó có thể bảo tồn loại ốc vú nàng, và trai tai tượng tại Côn Đảo”.