UBND tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu cho biết, năm 2014, Bà Rịa-Vũng Tàu sẽ nghiên cứu tổ chức “Ngày Côn Đảo” và duy trì hàng năm trở thành sự kiện quảng bá cho Côn Đảo, đồng thời qua đó huy động mọi nguồn lực từ khắp nơi đóng góp dựng xây Côn Đảo.
Nhà yêu nước Nguyễn An Ninh bị địch bắt đi tù vào tháng 10 (1939) tại Mỹ Tho, sau đó bị đày ra Côn Đảo và hy sinh ngày 14/8/1943. Hiện nay mộ chí của nhà yêu nước này nằm tại Nghĩa trang Hàng Dương, Côn Đảo. Nhân kỷ niệm 70 năm ngày mất của ông (14/8/1943-14/8/2013), báo PLVN xin giới thiệu bài nghiên cứu của TS Phạm Đào Thịnh về hành trình tìm chân lý của Nguyễn An Ninh.
Cha làm vườn, mẹ mở tiệm tạp hóa nuôi con thành kỹ sư tin học, cứ tưởng Tuấn mãi đam mê máy tính nhưng sau khi lấy vợ anh ra Côn Đảo gắn bó đời mình với nghề nuôi trai lấy ngọc và trở thành người đứng đầu đơn vị lớn nhất nhì cả nước.
Lần đầu tiên, tại mảnh đất thiêng Côn Đảo (Bà Rịa - Vũng Tàu), hơn 600 cựu tù chính trị cùng thân nhân của họ và của các liệt sĩ, cùng hội ngộ và tri ân đồng đội trong niềm vui đón mừng danh hiệu Anh hùng LLVTND cho tập thể chiến sĩ cách mạng nhà tù Côn Đảo thời kỳ kháng chiến chống Mỹ, cứu nước.
Tin từ UBND tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu cho biết, UBND tỉnh đang tiến hành công tác chuẩn bị cho Lễ đón nhận bằng công nhận Di tích Lịch sử cấp Quốc gia đặc biệt Nhà tù Côn Đảo.
Trong suốt chiều dài lịch sử, Côn Đảo - hòn đảo thiêng liêng của Tổ quốc là nơi ghi dấu sự đấu tranh bất khuất, kiên cường, ý chí sắt đá của hàng vạn chiến sĩ cộng sản. Nhân dịp di tích lịch sử Nhà tù Côn Đảo đón bằng công nhận di tích quốc gia cấp đặc biệt, chúng ta cùng lật lại trang sử hào hùng của dân tộc.
Côn Đảo hôm nay đang phát triển mạnh mẽ, các di tích lịch sử cách mạng được bảo tồn, tôn tạo khá tốt. Tuy nhiên, riêng với sự kiện ngày 12-12-1952, dường như chưa được đặt đúng tầm mức và giải quyết thỏa đáng. Ra Côn Đảo vào dịp kỷ niệm 60 năm cuộc vượt ngục, đến những địa danh lịch sử gắn liền với trận đánh đặc biệt của các chiến sĩ cách mạng, trong tôi vẫn trĩu nặng suy tư, day dứt…
“60 năm trước từ đầm này/ Năm thuyền vượt biển chỉ hướng Tây/ Cà Mau chưa đến ba thuyền đắm/ Khiến lệ anh hùng chảy tới nay”... Ông Hoàng Văn Tiễn đọc bài thơ mới sáng tác của mình nhân 60 năm sự kiện ngày 12-12 mà mắt ầng ậc nước. Câu chuyện của ngày bi tráng đó như vừa mới qua thôi...
Trong điều kiện lao động khổ sai, bị canh giữ ngặt nghèo nhưng chỉ một thời gian ngắn hàng chục mét khối gỗ, hộp sơn, hàng trăm ký nhựa đường, gần một nghìn bộ quần áo tù đã được huy động. 5 chiếc thuyền tự chế với đầy đủ buồm, chèo, lương thực, nước ngọt, đảm bảo cho khoảng 200 người đi đã hoàn thành. Cuộc chuẩn bị vượt ngục quy mô lớn nhất trong lịch sử nhà tù Côn Đảo vẫn giữ được bí mật đến phút chót. Điều kỳ diệu khó tin ấy đã diễn ra như thế nào?
LTS: Trong hồi ký của mình, ông Đoàn Duy Thành, cựu tù Côn Đảo, nguyên Phó thủ tướng Chính phủ viết: “Ngày 12-12-1952 đã đến. Dưới sự lãnh đạo của Đảo ủy, các cựu tù đã bắt sống hơn một trung đội lính Âu Phi mạnh nhất đảo, tước toàn bộ vũ khí. Song cuộc vượt đảo vẫn không thành. Hai thuyền và 117 anh em bị bắt lại, 3 thuyền đắm, 81 đồng chí hy sinh”. Câu chuyện mà ông nhắc đến là cuộc vượt ngục “vô tiền khoáng hậu” trong 113 năm tồn tại dưới chế độ thực dân, đế quốc ở Côn Đảo, từng gây chấn động dư luận trong nước và quốc tế. 60 năm, những người anh hùng của cuộc vượt ngục như huyền thoại ấy, ai còn, ai mất, diễn biến và tầm vóc của sự kiện đó như thế nào? Theo dấu chân người xưa, phóng viên Báo Quân đội nhân dân tìm về với câu chuyện bi hùng một thủa...
Lãnh đạo Đảng, Nhà nước và tỉnh BR-VT thắp hương các phần mộ liệt sĩ, các nhà yêu nước và thăm nơi giam giữ Tổng Bí thư Lê Hồng Phong tại Côn Đảo.
Trong khuôn khổ lễ kỷ niệm cấp quốc gia 110 năm ngày sinh Tổng Bí thư Lê Hồng Phong (6-9-1902 - 6-9-2012), ngày 3-9, tại Côn Đảo, Tỉnh ủy, HĐND, UBND, UBMTTQVN tỉnh BR-VT đã tổ chức trọng thể Lễ dâng hương tưởng niệm tại mộ của Tổng Bí thư Lê Hồng Phong ở Nghĩa trang Hàng Dương.
Nhân dịp kỷ niệm 65 năm ngày Thương binh Liệt sĩ (27/7/1947 – 27/7/2012) và 150 năm Hệ thống nhà tù Côn Đảo. Được sự ủng hộ và chỉ đạo của Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, UBND tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu, báo Đại Đoàn kết, UNBD Huyện Côn Đảo; Cùng sự quan tâm hỗ trợ giúp đỡ của Chi hội Nhà báo Tạp chí Mặt trận, Tạp chí Môi trường và Cuộc sống, Trung tâm hợp tác nghiên cứu Việt Nam - Đồng phối hợp với công ty CP Quốc tế Sao Mai Media tổ chức chương trình"Côn Đảo vang mãi Bản hùng ca” vào hai ngày 26 và 27 tháng 7 năm 2012 tại di tích lịch sử Côn Đảo, huyện Côn đảo. Chương trình nhằm mục đích tri ân những anh hùng liệt sĩ, thương binh và gia đình các chiến sĩ cách mạng đã tham gia hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ. Đặc biệt đây cũng là dịp kỷ niệm 60 năm ngày mất của người nữ anh hùng liệt sỹ Võ Thị Sáu (1952 – 2012).
Khán giả nơi đây đã cảm nhận âm nhạc một cách sâu sắc những lời ca tiếng hát mà ca sĩ truyền tải. Điều đó thể hiện qua những khoảnh khắc lặng im rồi vỡ òa cảm xúc khi bài hát kết thúc bằng những tràng pháo tay không dứt.
Từ ngày 26 – 7 đến 27 – 7 – 2012 tại huyện Côn Đảo (Bà Rịa - Vũng Tàu) sẽ diễn ra chương trình “Côn Đảo vang mãi bản hùng ca”, một hoạt động tri ân tới các anh hùng, liệt sĩ; đồng thời là cơ hội để tìm hiểu sâu sắc hơn về lịch sử hào hùng của Côn Đảo và của dân tộc Việt Nam.
Phùng Quán chưa bao giờ đến Côn Đảo. Tiểu thuyết “Vượt Côn Đảo” ông viết sau một chuyến đi tiếp nhận tù nhân tại Sầm Sơn
Là mục tiêu hướng tới của Đề án Quy hoạch tổng thể phát triển Côn Đảo đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030 vừa được tỉnh Bà Rịa- Vũng Tàu thông qua.
Nhà tù Côn Đảo do người Pháp xây dựng từ năm 1862 tại Côn Đảo (Bà Rịa - Vũng Tàu) được Tổ chức Kỷ lục châu Á công nhận là Hệ thống di tích lịch sử nhà tù trên đảo lớn nhất.
Nếu chỉ nghe mà chưa được tận mắt nhìn thấy "địa ngục trần gian" tại Côn Đảo, thì chúng ta chưa thể hiểu hết được sự kiên trung bất khuất của các chiến sỹ cách mạng, các chí sỹ và đồng bào yêu nước đã từng bị giam cầm, đầy đọa nơi đây. Hệ thống nhà tù Côn Đảo với những nhà giam, hầm xay lúa, chuồng cọp Pháp, Mỹ, khu biệt lập chuồng bò chính là những bằng chứng lịch sử hùng hồn về tội ác mà thực dân, đế quốc và bè lũ tay sai