Nhà yêu nước Nguyễn An Ninh bị địch bắt đi tù vào tháng 10 (1939) tại Mỹ Tho, sau đó bị đày ra Côn Đảo và hy sinh ngày 14/8/1943. Hiện nay mộ chí của nhà yêu nước này nằm tại Nghĩa trang Hàng Dương, Côn Đảo. Nhân kỷ niệm 70 năm ngày mất của ông (14/8/1943-14/8/2013), báo PLVN xin giới thiệu bài nghiên cứu của TS Phạm Đào Thịnh về hành trình tìm chân lý của Nguyễn An Ninh.
Côn Đảo hôm nay đang phát triển mạnh mẽ, các di tích lịch sử cách mạng được bảo tồn, tôn tạo khá tốt. Tuy nhiên, riêng với sự kiện ngày 12-12-1952, dường như chưa được đặt đúng tầm mức và giải quyết thỏa đáng. Ra Côn Đảo vào dịp kỷ niệm 60 năm cuộc vượt ngục, đến những địa danh lịch sử gắn liền với trận đánh đặc biệt của các chiến sĩ cách mạng, trong tôi vẫn trĩu nặng suy tư, day dứt…
“60 năm trước từ đầm này/ Năm thuyền vượt biển chỉ hướng Tây/ Cà Mau chưa đến ba thuyền đắm/ Khiến lệ anh hùng chảy tới nay”... Ông Hoàng Văn Tiễn đọc bài thơ mới sáng tác của mình nhân 60 năm sự kiện ngày 12-12 mà mắt ầng ậc nước. Câu chuyện của ngày bi tráng đó như vừa mới qua thôi...
Trong điều kiện lao động khổ sai, bị canh giữ ngặt nghèo nhưng chỉ một thời gian ngắn hàng chục mét khối gỗ, hộp sơn, hàng trăm ký nhựa đường, gần một nghìn bộ quần áo tù đã được huy động. 5 chiếc thuyền tự chế với đầy đủ buồm, chèo, lương thực, nước ngọt, đảm bảo cho khoảng 200 người đi đã hoàn thành. Cuộc chuẩn bị vượt ngục quy mô lớn nhất trong lịch sử nhà tù Côn Đảo vẫn giữ được bí mật đến phút chót. Điều kỳ diệu khó tin ấy đã diễn ra như thế nào?
LTS: Trong hồi ký của mình, ông Đoàn Duy Thành, cựu tù Côn Đảo, nguyên Phó thủ tướng Chính phủ viết: “Ngày 12-12-1952 đã đến. Dưới sự lãnh đạo của Đảo ủy, các cựu tù đã bắt sống hơn một trung đội lính Âu Phi mạnh nhất đảo, tước toàn bộ vũ khí. Song cuộc vượt đảo vẫn không thành. Hai thuyền và 117 anh em bị bắt lại, 3 thuyền đắm, 81 đồng chí hy sinh”. Câu chuyện mà ông nhắc đến là cuộc vượt ngục “vô tiền khoáng hậu” trong 113 năm tồn tại dưới chế độ thực dân, đế quốc ở Côn Đảo, từng gây chấn động dư luận trong nước và quốc tế. 60 năm, những người anh hùng của cuộc vượt ngục như huyền thoại ấy, ai còn, ai mất, diễn biến và tầm vóc của sự kiện đó như thế nào? Theo dấu chân người xưa, phóng viên Báo Quân đội nhân dân tìm về với câu chuyện bi hùng một thủa...
Phùng Quán chưa bao giờ đến Côn Đảo. Tiểu thuyết “Vượt Côn Đảo” ông viết sau một chuyến đi tiếp nhận tù nhân tại Sầm Sơn
Côn Đảo muộn - Kỳ cuối: Khúc cuối bất hủ của vở nhạc kịch
Tấm hình một ông quan mặc triều phục tay cầm quạt với dáng ngồi khá mô phạm treo trên tường nhà Bảo tàng Côn Đảo đã níu mắt nhiều khách tham quan. Đó là ông quan đại thần Nguyễn Văn Tường!
Côn Đảo muộn - Kỳ III: Người chắt trời Âu tìm cố nội là chúa ngục
“Ngày này, thứ năm ngày 28 tháng 11 năm 1861, hồi 10 giờ sáng, tôi ký tên dưới đây Lespès Sebastiens Nicolas Joachim, Trung uý Hải quân thuộc Hải đội Hoàng gia tuân lệnh Thống đốc, tôi tuyên bố chiếm hữu quần đảo Côn Lôn. Nhân danh vua Napoléon Đệ Tam, Hoàng đế nước Pháp. Vĩ lẽ ấy, quốc kỳ Pháp được kéo lên trên Côn Đảo (La Grande Codore). Đồng ký tên Trung uý Lespès, Trung uý Maneu, Chuẩn uý hạng nhì L. Putell”.
Kỳ II: Linh thiêng mộ bia liệt nữ
Liệt nữ, từ ấy là của một người, nói như thế nào nhỉ? Không phải là những đồng chí của nữ anh hùng Võ Thị Sáu mà ở bên kia chiến tuyến...
Côn Đảo muộn - Kỳ I: Chuyện của nhân vật chính trong Vượt Côn Đảo
Khởi đầu cho một chuyến đi muộn bởi tình cờ bắt gặp một tấm ảnh có hình nhà văn Phùng Quán trong đó... Muộn là cho mãi tới bây giờ nén hương viếng mộ chị Võ Thị Sáu và các liệt sĩ Côn Đảo lần đầu mới rưng rưng trong tay người viết bài này. Muộn chưa hẳn là việc gặp toàn những chuyện cũ, người cũ nhưng thanh thản bởi có chút an ủi rằng hiếm có sự tử tế nào là muộn cả!